12 bức ảnh làm xúc động cả thế giới

DS Bài Viết

Tác Giả:

Không chỉ đơn giản là được chụp lại, mà chúng còn tạo ra câu chuyện. Hơn ai cả, những nhiếp ảnh gia làm nên những bức ảnh ấy chính là người hiểu rõ nhất “đứa con” của mình.

Bất cứ ai cũng có thể chụp ảnh, nhưng để có được một bức ảnh bắt kịp chính xác cảm xúc vào đúng thời điểm thì phải cần đến nhiều yếu tố. Những nhiếp ảnh gia này đã không ngại khó khăn để bắt được những khoảnh khắc quý giá này. Điểm chung của những tấm ảnh sau đây đều phải khiến trái tim hàng ngàn người trên thế giới "rung chuyển" và không thể cầm được nước mắt.


Bức hình một con kền kền đang đợi để ăn một đứa trẻ sắp chết đói đã khiến gây nên một cơn chấn động mạnh trong dư luận thế giới. Mặc dù nhận được giải thưởng danh giá, nhưng chủ nhân của tấm hình này đã phải chịu đựng vô vàn sự chỉ trích khi "không đưa tay giúp đỡ cậu bé đang sắp chết vì đói, mà chỉ canh để chộp được khoảnh khắc hoàn hảo". Cuối cùng, vị nhiếp ảnh gia này đã quyết định tự sát chỉ vài tháng sau đó.


Tấm ảnh này được chụp tại Uganda năm 1980 trong trận đói lịch sử nơi đây đã làm thế giới phải "rúng động". Thay cho những câu chữ, bức hình đã nói lên tất cả về sự kinh hoàng của trận đói này.


Đây là bức ảnh ghi lại sự khắc khổ của một bà mẹ có 7 người con, người đã gặp không ít khó khăn để nuôi các con của mình trong suốt giai đoạn khủng hoảng năm 1932. Tấm ảnh này đã được nằm trên trang nhất của rất nhiều tờ báo.


Ngày 6/5/1937, chiếc khinh khí cầu nổi tiếng LZ 129 Hindenburg bị bắt lửa tại cột mốc kéo và cháy rụi khi hạ cánh trong chuyến bay khởi hành từ Frankfurt, Đức tới trạm bay Lakehurst Naval ở Lakehurst, New Jersey, Mỹ.  Vụ tai nạn đã khiến 35 người thiệt mạng trong số 97 người có trong tàu (36 hành khách và 61 người trong phi hành đoàn), và thảm họa Hindenburg đã đặt dấu cho sự kết thúc của kỷ nguyên hàng không khí cầu.


Vào năm 1985, một ngọn núi lửa phun trào đã phá hủy ngôi làng ở Armero, Columbia. Một trong những nạn nhân phải hứng chịu "cơn thịnh nộ" của thiên nhiên là cô bé 13 tuổi, Omayra Sanchez bị mắc kẹt trong đống đổ nát ở ngôi nhà của mình. Sau hơn 55 giờ vật lộn với "tử thần", cuối cùng cô bé đã không thể qua khỏi. Tuy nhiên, sự can đảm của một cô bé nhỏ tuổi đã khiến mọi người bị ấn tượng mạnh mẽ. Bức ảnh chụp lại khoảnh khắc em bị mắc kẹt trong đống đổ nát với khuôn mặt vẫn giữ được sự bình tĩnh đã trở thành một hình ảnh gây chấn động trong lịch sử. 


Ngày 21 tháng 7 năm 1969, Neil Armstrong là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng.


Một bức hình chụp lại khoảnh khắc một tù nhân I-rắc đang an ủi cậu con trai đang buồn bã của mình. Người tù nhân đã xin được thả hai tay của mình ra để có thể ôm và an ủi cậu bé.


Đây là bức ảnh của bộ tộc Igbo. Trong cuộc chiến tranh ở Nigeria, hầu như những người trong bộ tộc này đã chết vì nạn đói trong suốt cuộc chiến. Tấm ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia Don Mcculin này đã báo động tình trạng nghiêm trọng của nạn đói ở Nigeria ngay thời điểm hiện tại.


Một người đàn ông vô gia cư  tìm thấy được thức ăn rơi vãi trên đường ray xe lửa ở một nơi thuộc Ấn Độ và ăn rất ngon lành.


3 giờ trước khi John Lennon bị ám sát, ông đã kí tặng cho một người đàn ông - người bị tình nghi là kẻ đã ám sát John Lennon. Đây chính là tấm ảnh đã ghi lại khoảnh khắc quan trọng đó.


Ngày 11 tháng 9, cuộc tấn công khủng bố lần thứ hai của một nhóm không tặc đã diễn ra khi chúng cho phi cơ lao thẳng vào tòa Tháp Đôi của Trung tâm Thương mại thế giới tại Manhattan, Hoa Kỳ.


Bị bắn bởi một tay súng bắn tỉa vào năm 1962, người lính này đã ôm lấy một mục sư trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời mình.

 

 

Theo Hà Uyên