Tác Giả:
Năm 1888, National Geographic đã phát hành ấn bản đầu tiên và bắt đầu trở thành một trong những tạp chí nổi tiếng nhất thế giới.Trong 12 ấn bản phát hành mỗi năm, đọc giả của National Geographic sẽ có cơ hội trầm trồ, thán phục, bất ngờ, ngạc nhiên hay là thích thú với những chuyên đề về phong cảnh, thiên nhiên, động vật, con người hay lịch sử… được thực hiện trên khắp hành tinh.
Nhân dịp kỷ niệm 125 năm ra đời ấn phẩm đầu tiên, National Geographic đã chia sẻ một số hình ảnh mang tính lịch sử của tạp chí này. Mỗi bức ảnh có một ý nghĩa đặc biệt không chỉ đối với National Geographic và cả với sự hiểu biết của thế giới.
1909 | CANADA – National Geographic đã tài trợ cho Đô đốc Robert E. Peary thực hiện chuyến thám hiểm Bắc Cực. Cho dù Peary và người trợ lý của ông, Matthew Henson, có đến được Bắc Cực hay không, thì họ cũng đã đến gần đích hơn bất kỳ người nào đi trước họ.
1909 | ALASKA, MỸ - Rửa phim bên dòng nước biển giữa những tảng băng là một công việc hàng ngày mà nhiếp ảnh gia Oscar D. Von Engeln làm trong suốt những tháng mùa Hè khi thực hiện chuyến thám hiểm Alaska do National Geographic tài trợ.
MACHU PICHU, PERU – Hiram Bingham chụp ảnh trước túp lều ở Machu Pichu, thành phố đã mất của người Inca nằm trên dãy núi Andes, Peru. National Geographic đã hỗ trợ Hiram Bingham để ông thực hiện đợt khai quật ở Machu Pichu từ năm 1912 đến 1915. Machu Picchu hầu như không được thế giới biết đến cho tới khi ông Bingham phát hiện ra nó và sau đó xuất bản một cuốn sách viết về địa điểm này.
1915 | CALIFORNIA, MỸ - Gilbert H. Grosvenor, biên tập viên làm toàn thời gian đầu tiên của tạp chí National Geographic, thức dậy sau một đêm ngủ dưới tán cây củ tùng khổng lồ trong chuyến đi đầu tiên của ông đến vùng núi Sierra Nevada, thuộc California. Sau chuyến này, ông đã kêu gọi thông qua một dự luật thành lập khu công viên quốc gia tại vùng núi này vào năm 1916.
1931 | AFGHANISTAN – Trong bức ảnh ưa thích, phóng viên ảnh huyền thoại Maynard Owen Williams làm việc cho National Geographic đã tạo ra một tác phẩm tuyệt vời chụp tại Herat, Afghanistan, khi tất cả những người trong ảnh đều không chớp mắt dù phải cần đến 3 giây để lấy đủ sáng cho tấm ảnh này.
1935 | NAM DAKOTA, MỸ - Khinh khí cầu có thể bay lên tầng bình lưu của National Geographic-Army Air Corps chuẩn bị rời mặt đất từ Stratobowl, gần thành phố Rapid, Nam Dakota, 11/11/1935. Nó mang theo 2 người lên độ cao hơn 22km đến tầng bình lưu của trái đất – đây cũng là những người đàn ông bay cao nhất trong vòng 21 năm sau đó.
LAVENTA TABASCO, MEXICO – Bắt đầu vào năm 1938, Matthew Stirling, giám đốc văn phòng Smithsonian Cục Dân tộc Mỹ, dẫn đầu 8 đoàn thám hiểm do National Geographic tài trợ đến Tabasco và Veracruz ở Mexico. Ông đã khám phá ra 11 chiếc đầu đá khổng lồ, bằng chứng về sự tồn tại của nền văn minh Olmec bị chôn vùi trong cả 15 thế kỷ.
1948 | AUSTRALIA – Phóng viên ảnh Howell Walker, “người Australia” của tạp chí National Geographic, đánh máy tại một nơi cách xa văn phòng trên đồi Inyalark, nơi ông đã trả qua một tuần làm việc cùng với Charles Mountford, trưởng đoàn thám hiểm vùng đất Amhem.
1957 | NAM CỰC, CHÂU NAM CỰC – Thomas Abercrombie, phóng viên đầu tiên của tạp chí National Geographic đến Nam Cực, cắm lá cờ của Hội từ Nam Cực trong lúc thực hiện báo cáo về Năm địa vật lý quốc tế 1957-1958.
TAZANIA – Nhà cổ sinh vật học Louis Leakey và gia đình ông được National Geographic trợ cấp để thực hiện nghiên cứu về một họ người “hominid” ở Olduvai Gorge, Tanzania.
1964 | TANZANIA – Khoảnh khắc chạm tay nhau giữa nhà nghiên cứu Jane Goodall của National Geographic và chú tinh tinh nhỏ Flint tại khu bảo tồn Gombe Stream Reserve, Tanzania.
1963 | NEPAL – Đội leo núi đầu tiên của Mỹ chinh phục đỉnh Everest vào năm 1963, trong đó có Barry Bishop của National Geographic.
1969 | MẶT TRĂNG – Phi hành gia Edwin Buzz Aldrin đi bộ trên Vùng biển yên bình (Moon’s Sea of Tranquility); phản chiếu trên kính bảo hộ của ông là Neil Armstrong và module Eagle. Các phi hành gia trên tàu Apollo 11 đã mang theo lá cờ của Hội National Geographic trong chuyến thám hiểm mặt trăng.
1991 | BẮC ĐẠI TÂY DƯƠNG – Phần mũi bị gỉ sét của R.M.S. Titanic, bị chìm ở vùng biển Bắc Đại Tây Dương sau khi đâm phải một tảng băng trôi vào tháng 04/1912.
1994 | BOTSWANA – Nhà làm phim cuộc sống hoang dã nổi tiếng và là nhà thám hiểm của National Geographic Dereck và Beverly Joubert chụp ảnh một con voi ở khoảng cách gần tại vùng Savuti, Botswana, một trong những vùng đất chưa bị tàn phá cuối cùng ở châu Phi.
1995 | ẤN ĐỘ - Bằng cách đặt hệ thống chụp ảnh tự động, nhiếp ảnh gia Michael Nichols đã chụp được bức ảnh “chân dung” của một chú cọp cái tại công viên quốc gia Bandhavagarh.
PERU – Xác ướp 500 năm tuổi của một cô gái Inca trẻ, có tên “Ice Maiden”, được tìm thấy trên một ngọn núi ở Peru bởi nhà khảo cổ học Johan Reinhard làm việc cho National Geographic.
CHÂU NAM CỰC – Một chú chim cánh cụt hoàng đế, mang trên mình hệ thống camera Crittercam thiết kế bởi nhà hải dương học và là thành viên của National Geographic Greg Marshall, trở thành người quay phim bất đắc dĩ cho một bộ phim tài liệu của National Geographic.
2009 | WASHINGTON, MỸ - Hoàng hôn buông xuống khu Rừng quốc gia Gifford Pinchot, được đặt theo tên của một thành viên trong ban điều hành National Geographic và Cơ quan quản lý rừng của Mỹ.
MÔNG CỔ - Nhà nghiên cứu khoa học và là nhà thám hiểm của National Geographic Albert Lin phi ngựa trên vùng thảo nguyên ở phía Bắc Mông Cổ khi đang đi tìm kiếm mộ của Thành Cát Tư Hãn và các khu khảo cổ khác.
ĐẢO COCOS, COSTA RICA – Nhà hải dương học và là nhà thám hiểm của National Geographic Enric Sala lặn cùng một chú rùa xanh dưới vùng biển ngoài khơi đảo Cocos, Costa Rica. Sala là người đứng đầu dự án Pristine Seas của National Geographic thực hiện các cuộc tìm kiếm, khảo sát và giúp bảo vệ những vùng biển cuối cùng chưa bị tác động bởi con người.
UGANDA – Một chú sư tử trèo lên cây để ngủ tại công viên Nữ hoàng Elizabeth, Uganda.
BRITISH COLUMBIA, CANADA – Trong một khu rừng mưa nhiệt đới rậm rạp ở British Columbia, có những cây tuyết tùng hàng ngàn năm tuổi cao ngất trời và một con gấu đen có bộ lông màu trắng. Chúng được người dân địa phương gọi là “Thần Gấu”.
LEVUONGTHINH - TINHTE.VN / THE BOSTON