Ảnh cưới thời xưa của vợ chồng Văn Hiệp

DS Bài Viết

Tác Giả:

Đám cưới của 'ông trưởng thôn' và bà Kim Dung vào năm 1972 được tổ chức tại Nhà hát Lớn với 400 tấm thiệp mời.

Bà Kim Dung, vợ cố nghệ sĩ

Sau khi nghệ sĩ Văn Hiệp mất, chuyện tình đẹp thời trẻ của ông và vợ đã được hé lộ với công chúng. Bà Kim Dung, vợ cố nghệ sĩ đã đồng ý cho Ngoisao.net đăng tải những bức ảnh cưới ngày xưa. Bà kể, hôm lên xe hoa, vì ông là diễn viên kịch, rất khéo tay nên trước giờ rước dâu, ông còn trang điểm cho bà thật xinh đẹp.

Đám cưới của hai người diễn ra vào năm 1972, sau mối tình 10 năm qua những cánh thư

Đám cưới của hai người diễn ra vào năm 1972, sau mối tình 10 năm qua những cánh thư khi bà sang Đức học Thiếu sinh quân, còn ông ở Việt Nam, bắt đầu bước chân vào nghiệp diễn. Bà Kim Dung vẫn nhớ rõ hai câu đối dán hai bên cửa hôm làm cô dâu "Con hoang của thời đại - Lấy quái đản của Thủ đô". Bà bảo, ngày ấy, bà nghịch ngợm, còn ông Hiệp thì hiền lành, đẹp trai.

Bố bà Kim Dung ban đầu không đồng ý cho con gái lấy Văn Hiệp. Thế nhưng trong ngày cưới, ông vẫn chuẩn bị 400 tấm thiệp mời gửi họ hàng, bạn bè.

Bố bà Kim Dung ban đầu không đồng ý cho con gái lấy nghệ sĩ Văn Hiệp vì sợ giới nghệ sĩ không chung tình. Ông bắt con rể chuẩn bị 400 tấm thiệp cưới để ông mời họ hàng, bạn bè.

a

Ngày cưới, nghệ sĩ Văn Hiệp bảnh bao trong bộ vest Tây, còn bà Kim Dung dịu dàng trong áo dài trắng, mái tóc ngắn xoăn nhẹ có cài hoa hồng.

Gần một năm sau hôn lễ, vợ chồng Văn Hiệp đã có trái ngọt khi anh Thắng, con trai đầu lòng chào đời.

Gần một năm sau hôn lễ, vợ chồng Văn Hiệp đã có trái ngọt khi anh Thắng, con trai đầu lòng chào đời. Sau đó vài năm, chị Vân, con gái thứ hai cũng ra đời trong niềm hạnh phúc của gia đình nội, ngoại.

Thế nhưng, vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn, bà Kim Dung đã sang Đức làm phiên dịch viên.

Thế nhưng, vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn lúc bấy giờ, bà Kim Dung đã sang Đức làm phiên dịch viên, còn ông Hiệp ở nhà một mình nuôi hai con nhỏ. Cuối năm 1989, sau vài năm làm việc ở nước ngoài, bà Kim Dung về nước với số tiền tích cóp cùng chồng mua căn nhà. Cuộc sống khốn khó tiếp tục đeo bám họ nên bà buộc phải đi xuất khẩu lao động lần nữa.

Bị người ta lừa đến mức phải vào trại tị nạn, bà Kim Dung không còn cách nào khác là chấp nhận tị nạn, nhập quốc tịch Đức để có cơ hội đi làm, kiếm tiền, hàng tháng gửi về chồng và hai con.

Bị người ta lừa đến mức phải vào trại tị nạn, bà Kim Dung không còn cách nào khác là chấp nhận tị nạn, nhập quốc tịch Đức để có cơ hội đi làm, kiếm tiền, hàng tháng gửi về chồng và hai con. Hơn 20 năm bà sống lầm lũi một mình, thiếu thốn tình cảm nơi xứ người. Ông Hiệp cũng đau đáu nỗi buồn bởi không có vợ ở bên và phải tự lực chăm sóc, nuôi dạy 2 người con lớn khôn, trưởng thành.

Giờ đây, nghệ sĩ Văn Hiệp đã về nơi chín suối trong sự tiếc thương của đông đảo khán giả. Dù đã ra đi nhưng hình ảnh "ông trưởng thôn" với câu nói bất hủ "Xét một cách toàn diện" thì vẫn còn đọng lại trong tâm trí của hàng triệu người hâm mộ.

Đằng sau bức ảnh thời trẻ, cố nghệ sĩ còn để lại những dòng lưu bút về nghề diễn: "

Đằng sau bức ảnh thời trẻ, cố nghệ sĩ còn để lại những dòng lưu bút về nghề diễn vào ngày 28/9/1965: "Ngưỡng cửa thân yêu đưa tôi vào cuộc đời nghệ thuật: Ngõ ngách, lắt léo, phóng túng, tự do, nghiêm khắc, giản dị, hồn nhiên, hiểu đời... Trăm ngàn mâu thuẫn. Trăm ngàn chấm hỏi".

Những tấm ảnh kỷ niệm thời xưa của vợ chồng Văn Hiệp đều được bà Kim Dung lưu giữ cẩn thận trong cuốn album

Những tấm ảnh kỷ niệm thời xưa của vợ chồng Văn Hiệp đều được bà Kim Dung lưu giữ cẩn thận trong những cuốn album đã ngả màu thời gian.

 

 

Theo Quỳnh Như