Bàn tính cổ ở Việt Nam

DS Bài Viết

Tác Giả:

Bàn tính cổ Trung Quốc (suanpan) được đưa về và sử dụng tại Việt Nam vào khoảng thế kỷ 15
Tại Việt Nam, vào thế kỷ 15 triều vua Lê Hiển Tông, Trạng Nguyên - Lương Thế Vinh (Người đứng đầu 44 vị tiến sĩ, đứng đầu viện Hàn Lâm, bí thơ giám trông coi kho sách của nhà vua, ông là Tư Huấn của Sùng Văn Quán và Tứ Lâm cục là những trường đào tạo nhân tài lúc bấy giờ) là người rất chú trọng môn Toán, quan tâm đến việc dạy và học toán, ông là người viết ra cuốn sách giáo khoa Toán đầu tiên của nước ta là “ Toán pháp Đại thành” dày 160 trang.
Nhân dân quý mến còn gọi ông là Trạng Lường (Trạng giỏi tính toán, đo lường). Ông là người đa tài, rất giỏi về âm nhạc và thơ nhưng cũng là người có tài ngoại giao nên thường giúp cho nhà vua những việc bang giao với nước ngoài, đó là cơ hội để Trạng Lường đưa chiếc Bàn tính gảy từ Trung Quốc về Việt Nam.


 
Bàn tính thường được dân ta sử dụng trong tính toán kinh doanh. Hiện nay một số trường học đã đưa việc dạy học sinh cách dùng bàn tính vào chương trình để nâng cao khả năng tính toán và trí thông minh của các em.
 








 
Nguyễn Đương tổng hợp