Bàn tính cổ Nhật Bản (Soroban そろばん )

DS Bài Viết

Tác Giả:

Bàn tính cổ Nhật Bản (Soroban そろばん ), là loại bàn tính được cải tiến từ bàn tính cổ Trung Quốc (Suanpan 算盤)

Bề ngoài của soroban giống như suanpan của Trung Quốc ám chỉ nguồn gốc của nó là từ Suanpan. Nhưng số hạt của soroban lại giống bàn tính La Mã.

Bàn tính cổ 1/5 của Trung Quốc

Hầu hết các nhà sử học đều thống nhất nguồn gốc của nó là từ việc du nhập suanpan vào Nhật Bản qua bán đảo Triều Tiên vào khoảng thế kỷ thứ 15, 16. Lúc đó, tên suanpan được bản địa hóa thành soroban và nó bắt đầu được sử dụng rộng rãi từ thế kỷ thứ 17. Nhiều nhà toán học Nhật, trong đó có Kowa Seki đã đào sâu tìm hiểu về nó. Bằng chứng là sự cải tiến cách dùng soroban.

Khoảng năm 1850, một hạt "trời" được bỏ đi khỏi thiết kế của soroban. Thiết kế này tồn tại song song với suanpan 5:2 cho đến thời Minh Trị (Meiji) , suanpan hoàn toàn không còn được sử dụng. Đến năm 1891, Garyuu Irie bỏ thêm một hạt "đất", tạo nên một soroban có thiết kế 4:1 như ngày nay. Thiết kế này được giới thiệu lần nữa năm 1930 và từ thập niên 40 thế kỉ thứ 20, nó trở nên phổ biến.



Sau khi du nhập vào Nhật, bàn tính được dùng kèm với bảng tính chia gọi là hassan (八算 "Bát Toán"). Phương pháp dùng hassan gọi là kyūkihō (九帰法 "Cửu Quy Pháp"). Kyūkihō phổ biến cho đến khi tiền tệ Nhật thay đổi cơ cấu sang hệ thập phân và hoàn toàn biến mất năm 1935. Thay vào đó là người Nhật sử dụng phương pháp do Hiệp hội Bàn tính Nhật Bản đề xướng, dựa trên cách "đếm trục" lần đầu được đề xướng bởi nhà toán học Chubei Momokawa năm 1645.


 

Nguyễn Đương tổng hợp