Bàn tính cổ Trung Quốc (Suan Pan 算盤)

DS Bài Viết

Tác Giả:

Các bàn tính như chúng ta biết ngày nay đã xuất hiện vào khoảng năm 1200 TCN ở Trung Quốc, nó được gọi là Suan Pan. Trên các thanh có 2 hạt cườm phía trên và 5 hạt phía dưới, được gọi là 2/5. Phương pháp tính này được duy trì đến khoảng năm 1850 thì được cải tiến thành 1/5. Đây là một phát minh vĩ đại của người Trung Quốc mà vẫn còn giữ được giá trị cho đến ngày nay.
 

Bàn tính cổ 1/5
 
 
Bàn tính cổ 2/5

Khoảng năm 1600 TCN, việc sử dụng bàn tính được du nhập từ Trung Quốc qua Nhật Bản và Triều Tiên. Tại Nhật, nó được gọi là Soroban và dần dần cải tiến đến năm 1930 đã ra mẫu là 1 hạt ở trên, 4 hạt ở dưới theo tỉ lệ 1/4. Do đó, những bàn tính 1/5 hay 2/5 là loại bàn tính rất hiếm, nó chỉ còn được duy trì ở Trung Quốc và các cộng đồng người Trung Quốc ở Bắc Mỹ hoặc một số nơi khác. 
 

Bàn tính 1/4 của Nhật Bản
 
Bàn tính là một công cụ tính toán được sử dụng chủ yếu ở châu Á để thực hiện các phép toán số học. Ngày nay bàn tính được làm bằng khung tre với các hạt trượt trên dây trong khi những bàn tính ban đầu chỉ là hạt đậu hoặc đá di chuyển trong rãnh trên cát hoặc bàn gỗ, đá hay kim loại. Bàn tính được sử dụng nhiều thế kỉ trước khi chuyển sang hệ thống chữ số hiện đại. Ngày nay bàn tính vẫn được các thương nhân, nhà buôn và thư kí sử dụng rộng rãi ở Châu Á, Châu Phi và các nơi khác. Ở Việt Nam, nhất là cộng đồng Hoa Kiều, bàn tính đã và đang được sử dụng rộng rãi, từ thời xưa cho đến tận bây giờ.




 
Nguyễn Đương tổng hợp