Chiêm ngưỡng ‘tòa lâu đài bay’ trên bầu trời Xô viết

DS Bài Viết

Tác Giả:

Có thể nói, vào đầu thập niên 1930, Kalinin K-7 chính là biểu tượng cao nhất về trình độ phát triển công nghiệp hàng không của Liên bang Xô viết nói riêng và toàn thế giới nói chung.

Hiện tại, Người Nga vẫn đang giữ kỷ lục về máy bay lớn nhất thế giới hiện nay: người khổng lồ Antonov An-225 có chiều dài sải cánh lớn hơn cả Airbus A380 (88,4m so với 685m). Tuy nhiên, hai ngã khổng lồ của thế giới hiện đại vẫn thật nhỏ bé nếu so sánh với “tòa lâu đài bay” Kalinin K-7 mà Liên Xô từng phát triển từ những năm 1930.

Kalinin K-7 (đặt theo tên một lãnh tụ cách mạng Liên Xô) là một mẫu máy bay không vận - ném bom hạng nặng to lớn nhất mà Quân đội Liên Xô từng nghiên cứu thử nghiệm.


Với sải cánh lên tới 132,5 m, K-7 là một gã khổng lồ ngay cả với những cỗ máy chuyên trở hành khách lớn nhất hiện nay như Boeing 747 (sải cánh dài 68,5 m).

K-7 là máy bay không vận đa nhiệm chuyên chở người cho tới các máy bay quân sự. Điểm đặc biệt, hành khách và hàng hóa được bố trí tại hai cánh của máy bay.


Theo thiết kế, K-7 mang được 128 hành khách trên cánh của mình. Ngoài ra, thân máy bay còn có 16 phòng sang trọng dành cho khách hạng sang.


Bản vẽ thiết kế của Kalinin K-7.

Biến thể quân sự của K-7 được coi là một “siêu pháo đài bay” ra đời sớm hơn B-17 của Mỹ tới 10 năm. Máy bay được trang bị 12 ụ súng, trong đó có những bộ phận tiếp đạn được điện khí hóa, công nghệ hiện đại vào thời gian đó.

Mang được 16 tấn bom, 112 lính dù và 8,5 tấn thiết bị nhảy dù, Kalinin K-7 là một cơn ác mộng cho bất cứ kẻ thù nào của Liên Xô vào những năm 1930.

Nhiều tài liệu còn cho thấy sự tồn tại của biến thể K-7 nâng cấp, có kích thước lớn gấp 2,5 lần máy bay thử nghiệm ban đầu. Tuy nhiên, các còn tài liệu kỹ thuật không có các con số cụ thể.

Trong lần bay thử đầu tiên, mẫu thử nghiệm của K-7 cất cánh thành công với trọng lượng chuyên chở là 38 tấn. Tuy nhiên, trong một chuyến bay khác vào năm 1933 nó đã bị rơi. 

Sau đó, do kinh phí chế tạo quá lớn cũng ưu thế ngày càng vượt trội của những loại máy bay tiêm kích nhỏ có khả năng linh hoạt hơn, Liên Xô không tiếp tục tiến hành chế tạo loại máy bay này nữa. 

Dù Kalinin K-7 đã mãi mãi ngủ yên và không có cơ hội xuất hiện trên bầu trời, nhưng tòa lâu đài bay này vẫn là nguồn cảm hứng để người Nga chế tạo ra những loại máy bay “khổng lồ” khác về sau này. 

Có thể nói, vào đầu thập niên 1930, Kalinin K-7 chính là biểu tượng cao nhất về trình độ phát triển công nghiệp hàng không của Liên bang Xô viết nói riêng và toàn thế giới nói chung.


 

H.N & Q.L (Tổng hợp)