Chùm ảnh: Gia đình miền Bắc làm bánh chưng Tết như thế nào?

DS Bài Viết

Tác Giả:

Là loại bánh có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống dân tộc, bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của người Việt Nam
Những năm gần đây, các gia đình ở Hà Nội đã thưa dần những người tự nấu bánh chưng. Thay vào đó, họ đặt mua từ các làng nghề, các hộ gia đình.
Bác Hiền ở xã Thanh Mai, Thanh Oai, Hà Nội cho biết: Gia đình đã gói bánh chưng từ nhiều năm nay, ngày thường thì gói bánh nhỏ để bán, ngày Tết thì tập trung gói bánh to. Trong những ngày cận tết như thế này, gia đình bác gói mỗi ngày 300-400 cái để giao hàng cho hộ gia đình ở nội thành Hà Nội.
Công việc gói bánh chưng không quá vất vả nhưng bao gồm rất nhiều công đoạn: từ mua nguyên liệu đến sơ chế, gói và nấu. Riêng khâu nấu bánh chưng cũng phải kéo dài 14-15 tiếng để đảm bảo bánh luôn có 12 tiếng nước sôi. Giá bánh chưng dao động từ 30-40 nghìn đồng một chiếc.
Do công việc bận rộn nên cả gia đình gồm vợ và 3 người con đều được huy động vào công việc. Không khí trong nhà lúc nào cũng như một xưởng sản xuất.
Để gói được chiếc bánh chưng, đầu tiên là phải chẻ lạt. Trong những lúc bận rộn như thế này, bác thường phải mua lạt thay vì tự chẻ như mọi ngày.
Cô con gái thứ hai trong nhà được giao việc rửa lá. Mỗi ngày bạn ấy phải rửa khoảng 1.000 tầu.
Còn cậu út mới học lớp 6 thì được giao việc tước lá dong.
Cô con gái lớn thì đãi sạch gạo nếp.

Gạo sau khi đãi được trộn với một ít muối rồi để ráo nước.

Đỗ được đãi sạch vỏ. Bác Đào, vợ bác Hiền cho biết: Gia đình chọn đỗ còn vỏ vì dùng loại này thì bánh sẽ thơm hơn so với việc dùng đỗ đã đãi vỏ sẵn.

Sau đó đỗ sẽ được cho vào nồi và luộc trong khoảng 30 phút cho chín.

Sau khi chín, đỗ được đánh tơi thành bột rồi nặn thành từng viên tròn.
Thịt chọn loại nạc vai rồi đem rửa sạch. Bác Đào cho biết chọn loại nạc vai vì có đều nạc và mỡ nên sẽ dễ ăn.
Sau khi rửa sạch, thịt được thái thành từng miếng nhỏ.
Rồi đem ướp với bột canh và hạt tiêu.
Sau khi chuẩn bị nguyên liệu xong thì gia đình sẽ gói bánh.
Đổ một lớp gạo xuống đầu tiên. Mỗi chiếc bánh trung bình có khoảng hơn 3 lạng gạo.
Rồi cho đỗ lên trên. Khối lượng độ là khoảng 1,5 lạng.
Tiếp theo là cho thịt, ước chừng hơn 1 lạng cho một chiếc bánh.
Rồi lại cho đỗ và đổ gạo lên trên cho kín.
Chiếc bánh sau đó được gói lại.

Buộc lạt.
Rồi lại gói thêm một lớp lá bên ngoài.

Để thành một chiếc bánh hoàn chỉnh.
Bên cạnh những chiếc bánh to để thờ hay bày mâm cỗ thì những chiếc bánh nhỏ luôn là niềm hấp dẫn đối với trẻ em.
Bánh sau đó được xếp vào nồi. Những chiếc nồi lớn như thế này có thể chứa tới 150 chiếc bánh.
Cứ sau vài tiếng, bác Hiền lại phải đổ thêm nước vào nồi.
Sau 12 tiếng sôi thì chiếc bánh có thể được vớt ra.
Và bây giờ thì có thể thưởng thức được rồi.


                                                                                                        Trích từ REDS.VN
                                                                                                               Theo ĐẤT VIỆT ONLINE