Tác Giả:
Trận đánh chiếm thành Hà Nội, chân dung các tướng Pháp bị giết chết, toàn cảnh chùa Báo Ân trước khi bị phá hủy... là các hình ảnh và tranh vẽ xuất hiện trong cuốn sách "Hà Nội trong thời kỳ huy hoàng (1873 - 1888)"."Hà Nội trong thời kỳ huy hoàng (1873 - 1888)" là tên cuốn sách ảnh của tác giả Masson, André, xuất bản ở Paris năm 1929. Từ "huy hoàng" ở đây ám chỉ sự thành công của người Pháp trong việc thiết lập các thiết chế thực dân ở Hà Nội
Ấn bản điện tử được đăng tải trên thư viện trực tuyến Gallica.bnf.fr.
Bìa cuốn sách "Hà Nội trong thời kỳ huy hoàng (1873 - 1888)".
Hồ Hoàn Kiếm năm 1884 (nơi gần rạp Philharmonique).
Tòa Trú sứ đầu tiên của Pháp tại Hà Nội trên phố Hàng Gai, năm 1884.
Trận tấn công cửa Đông Nam thành Hà Nội ngày 20/11/1873.
Chân dung Francis Garnier, sĩ quan Pháp chỉ huy trận đánh thành Hà Nội ngày 20/11/1873. Ông bị quân Cờ Đen giết chết ở gần Cầu Giấy ngày 21/12 cùng năm
Mặt bằng Thành Hà Nội năm 1888.
Điện thờ trong hoàng thành Hà Nội, nơi Francis Garnier từng nghỉ lại sau khi chiếm thành.
Tường thành Hà Nội.
Tường thành Hà Nội, phía trước là hào cũ đã bị lấp.
Mặt đứng phía trước của Đoan Môn, Hoàng thành Hà Nội.
Mặt hậu của Đoan Môn.
Các bậc thềm điện Kính Thiên.
Cận cảnh bệ rồng ở điện Kính Thiên.
Một cánh cổng ở phía Tây thành Hà Nội.
Cột cờ Hà Nội.
Mặt bằng Khu Nhượng địa Pháp tại Hà Nội năm 1875 (dưới) và không ảnh khu này chụp năm 1926 (trên).
Khu Nhượng địa năm 1877. Từ trái sang phải: Trại lính - nhà ở của chỉ huy trưởng công binh, Tổng chỉ huy quân đội và các sĩ quan - Tòa lãnh sự - Tòa chưởng ấn.
Tòa lãnh sự cũ trong Khu Nhượng địa.
Chân dung đại tá Henri Rivìere, người chỉ huy quân Pháp chiếm đóng Hà Nội vào ngày 25/4/1882. Ông bị quân Cờ Đen tiêu diệt ở Cầu Giấy ngày 19/5/1883.
Ngôi nhà đầu tiên của Hội Truyền giáo Pháp, xây dựng năm 1876, bị quân Cờ Đen bao vây năm 1883.
Nhà thờ lớn Hà Nội, được xây dựng từ năm 1884 - 1887.
Giám mục Hà Nội Gendreau với các quan lại theo đạo và linh mục người Việt.
Cửa Ô Quan Chưởng trên phố Jean-Dupuis - tên gọi Pháp của phố Hàng Chiếu.
Cảnh cổng trên phố Quảng Đông - tên gọi khác của phố Hàng Ngang.
Quang cảnh phố Hàng Chiếu ngày xưa.
Đám rước một ông quan trên đường phố Hà Nội.
Phòng khách ngày xưa của ông Bonal - công sứ đầu tiên của Pháp ở Hà Nội trong tòa trú sứ tại Hà Nội.
Chi tiết vì kèo ở tòa trú sứ Hà Nội.
Cửa Pháp quốc ở phía trước khu Nhượng địa (trên) và nghĩa địa của khu Nhượng địa năm 1884 (dưới).
Cửa Pháp quốc (trái) và một người bán thịt lợn dạo bên cửa Pháp quốc (phải).
Lô cốt phía Bắc Hà Nội năm 1884 (trên) và lô cốt tả ngạn sông Hồng năm 1884 (dưới).
Lô cốt phía Bắc Hà Nội năm 1884 (trên) và lô cốt tả ngạn sông Hồng năm 1884 (dưới).
Tranh vẽ toàn cảnh chùa Khổ Hình - tên người Pháp gọi chùa Báo Ân bên bờ hồ Hoàn Kiếm
Cổng chùa Báo Ân năm 1884.
Tháp Hòa Phong, dấu tích còn lại của chùa Báo Ân sau khi bị người Pháp phá hủy.
Cầu dẫn vào đền Ngọc Sơn.
Thành Hà Nội, khu nhượng địa và các làng xóm.
Bản đồ khu vực trung tâm Hà Nội năm 1884.
Bản đồ Hà Nội năm 1876 dựa trên một bản đồ không ảnh chụp năm 1826.
Trích từ REDS.VN
Theo KIẾN THỨC