Tác Giả:
Theo thống kê, tỉnh Quảng Trị có 391.500 ha đất bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh, chiếm 83,8% diện tích toàn tỉnh. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, các địa bàn Gio Linh, Vĩnh Linh, Hướng Hóa - Quảng Trị là địa bàn chiến tranh ác liệt.
Đến nay, chưa có số liệu thống kê đầy đủ về số lượng bom mìn còn sót lại, song các chiến dịch, trận đánh lớn như Đường 9 - Khe Sanh, Thành Cổ, Làng Vây, Cồn Tiên, Dốc Miếu, đặc biệt là khu vực lân cận Vĩ tuyến 17 (Cầu Hiền Lương)…, Mỹ - VNCH đã dội xuống mảnh đất này một khối lượng bom đạn khổng lồ.
Những tác động của bom mìn, vật liệu nổ hầu như ảnh hưởng xấu đến mọi lĩnh vực; phát triển kinh tế - xã hội, môi sinh, môi trường, nguồn nước, sức khỏe, hạn chế đế năng suất cây trồng, đặc biệt là số người chết, tàn tật do bom mìn, vật nổ gây ra lên đến hàng nghìn người. Những tai nạn bom mình thương tâm năm nào cũng có, hiện tại trên địa bàn Quảng Trị có rất nhiều nạn nhân của các vụ nổ bom mìn. Một trong những địa danh chịu ảnh hưởng bởi bom mìn là khu vực Dốc Miếu, nay thuộc địa bàn xã Gio Phong - Gio Linh.
Trước thực trạng trên, năm 1996, Quảng Trị là tỉnh đầu tiên trong cả nước được tiếp nhận các nguồn lực của quốc tế về hoạt động rà phá bom mìn nhân đạo từ Nhóm cố vấn bom mìn MAG (Mine Advisory Group).
Dưới đây là một số hình ảnh tư liệu ghi lại trong quá trình rà phá bom mìn ở Quảng Trị những năm qua.
Các loại đạn cối và đạn tên lửa chống tăng đào được trên địa bàn xã Vinh Kim – Vĩnh Linh.
Những quả đạn và mìn được đào lên từ thôn Lễ Môn - Gio Phong - Gio Linh.
…Những quả đạn hoen rỉ, trơ ngòi nổ.
Một quả mìn.
Một quả bom hạng nặng trôi dạt trên bãi biển Cửa Tùng - Vĩnh Linh.
Nhiều bom mìn sót lại sau chiến tranh có thể phát nổ chỉ với một tác động nhỏ.
Rất nhiều chủng loại bom đạn được tìm thấy ở Quảng Trị.
Anh Nguyễn Văn Soái, Trung Sơn – Gio Linh đang chỉ cho nhân viên MAG vị trí một quả đạn gần nhà.
Các nhân viên của MAG Quảng Trị đang tác nghiệp tại hiện trường.
Theo TRƯƠNG KHẮC TRÀ