Tác Giả:
Nền giáo dục thời phong kiến ở nước ta, nếu lấy mốc bắt đầu từ khi có Quốc tử giám (1075), đã kéo dài khoảng gần 10 thế kỷ; nếu lấy mốc từ khi thái thú Sỹ Tiếp (137-236) sang mở trường dạy học chữ nho tại Luy Lâu thì còn dài hơn nữa. Nền giáo dục phong kiến, cách học thường là thuộc lòng chứ không theo cách học sáng tạo. Các nho sinh ban đầu học chữ. Học chữ bắt đầu bằng những nét bút đầu tiên, cách phiên âm đầu tiên.Những cuốn sách giáo khoa thời kỳ sơ học này thường là Tam Tự Kinh, được biên soạn theo kiểu văn vần dễ đọc, chữ lớn dễ nhìn để giúp học sinh bắt đầu làm quen với chữ Nho. Gần đây tác giả Đoàn Trung Còn (1908 - 1988) là một nhà Phật Học miền Nam, biên soạn thêm sách Tam Thiên Tự để dạy chữ Nho cho học trò Việt vào khoảng giữa thế kỷ trước. Ngoài Tam Thiên Tự còn có những cuốn như Nhất Thiên Tự và Ngũ Thiên Tự cũng có kiểu cải biến như trên.
Sách Tam Tự Kinh
Sau đó, dần dần bước vào những sách khó hơn, và khó nhất là Thứ Thư, Ngũ Kinh của Trung Quốc. Tứ Thư và Ngũ Kinh hợp lại làm 9 bộ sách chủ yếu của Nho Giáo. Ngoài dạy chữ, những sách này còn trích dịch và phân tích khá sâu những tác phẩm văn chương cổ điển của Trung Quốc.
Sách Tứ Thư
Học sinh trước hết là học thuộc chữ, sau đó giải thích những chữ đó (rộng ra là văn bản) cũng phải theo cách người trước đã giải thích, tức là lấy Trung Hoa làm mẫu mực, chỉ có một cách duy nhất học thuộc lòng, chứ không có cách giải thích khác theo cách hiểu cá nhân. Nếu ai cố tình giải thích theo cách hiểu của mình sẽ bị đánh trượt trong các kỳ thi chính thức.
Nguyễn Đương tổng hợp