Người bạn mới (1)

DS Bài Viết

Tác Giả:

Gia đình tôi không khá giả nhưng cũng không gọi là nghèo. Tôi nói thế bởi ba mẹ vẫn có đủ tiền cho tôi đi học và cả nhà cũng đủ ăn và có một chút tiền tiết kiệm.

Hôm nay chủ nhật, cũng như mọi ngày chủ nhật khác. Mẹ tôi lại tất bật với công việc bếp núc còn ba tôi lại xắn tay áo giúp mẹ một tay. Chắc vì thế nên gia đình tôi luôn đầm ấm và hạnh phúc. Tôi lại trở về không gian riêng của mình. Ngồi trước bàn học nhìn ra bầu trời sau khung của sổ, một bầu trời xanh biếc đầy hy vọng. Bỗng nhiên tôi lại muốn giở những cuốn sách cũ ra đọc lại. Giở những bài cũ tôi ngớ ra: “Ôi! Những bài này cũng đơn giản nhưng mà sao hồi xưa mình không giải được nhỉ? Ngốc thật!”

Đang say sưa với những dòng suy nghĩ mông lung, bất giác tôi ngước lên: “ Úi! Giật cả mình! Trước mặt tôi là một thằng bé gấy gò, ốm yếu, xanh xao, quần áo vá chằng đụp. Không ai khác chính là Tùng. Tùng là một thằng bé nhà quê. Cha mẹ mất sớm Tùng ở với bà, nhưng người phải làm việc tần tảo để được bữa rau, bữa cháo để nuôi cháu, nên bà cũng ốm nặng rồi qua đời. Vì nghèo đói nên Tùng đã lên thành phố để xin rửa bát thuê ở hàng phở cạnh nhà tôi. Nó làm việc rất chịu khó, lễ phép và dễ hòa đồng, nên mọi người trong khu phố rất quý mến nó.

Hôm nay hàng phở dọn hàng sớm nên chủ hàng phở cho nó chạy chơi một lát - Tùng kể với tôi khi tôi hỏi nó, đôi mắt của nó cứ nhìn chằm chằm vào cuốn sách tôi đang cầm. Xem ra cu cậu muốn đọc đay. Tôi hỏi: “ Muốn đọc hả?”. Tùng lúng túng: “Dạ…vâng… nhưng…”. “ Thôi được rồi! Đi vào đây cái đã!”. Tôi bảo Tùng: “ Thế đằng ấy bao nhiêu tuổi?”. Dạ…chỉ mười hai thôi ạ!”. “ Thế thì đằng ấy phải gọi đây bằng chị rồi” Tôi nói, rồi đưa cho Tùng cuốn sách để em đọc. Xem ra cu cậu có vẻ thích thú, đọc rất chăm chú. Một lát sau, cu cậu đọc xong liền đưa sách trả tôi. Tôi giữ Tùng lại để muốn kiểm tra kiến thức của cu cậu. Không ngờ tôi hỏi câu nào Tùng trả lời rất nhanh, rõ ràng mà lại đúng. Tùng kể : “ Lúc cha mẹ còn sống cậu cũng được đi học  bằng bạn, bằng bè, nhưng từ khi cha mẹ mất, vì nhà nghèo nên Tùng cũng không được đi học nữa” Nói đến đây, Tùng cười khiến tôi đang chăm chú nghe giật cả mình. Rồi hai chị em cùng cười vang.

Từ hôm đó cứ lúc nào rảnh việc Tùng lại xin phép chủ hàng phở sang nhà tôi đọc sách , cu cậu cứ đọc xong tôi lại kiểm tra. Dần dần số sách tôi cho Tùng mượn cũng nhiều dần đến mức tôi chẳng còn sách để cho Tùng đọc nữa. Tùng thông minh thật. Đọc đến đâu hiểu đến đấy. Cho đến một ngày tôi không biết kiếm cái gì cho Tùng học nữa thì bất ngờ đọc được một thông tin ở trên báo: “ Có mở một lớp học thêm buổi tối cho trẻ lao động”. Lúc ấy tôi rất vui mừng kể cho ba mẹ tôi nghe. Họ đồng tình với tôi. Vấn đề ở đây là tôi phải thuyết phục chủ hàng phở. Ba mẹ và tôi đã nói cho chủ hàng phở hiểu, thật may mắn bác ấy đồng ý. Tôi cho Tùng mượn sách vở để nó đi học. Từ đó Tùng thoát khỏi cảnh nghèo khổ, khốn khó của mình. Còn trong lòng tôi rất vui và sung sướng bởi lần đâu tiên tôi đã làm được việc có ý nghĩa đến như vậy. Tôi đã trưởng thành hơn trước rất nhiều. Tôi mong rằng sẽ không có những cậu bé có hoàn cảnh éo le như Tùng.

                                  

 

NGUYỄN NGỌC TRÀ MY

LỚP 7E -  TRƯỜNG THCS TRƯNG NHỊ – HÀ NỘI

NĂM HỌC  2004 – 2005