Tác Giả:
20 năm sau ngày mất của tác giả Quốc ca nước Việt Nam, con trai ông là nhạc sĩ Nguyễn Nghiêm Bằng cung cấp cho truyền thông một số hình ảnh ít người biết của cha mình.
Trong ảnh, nhạc sĩ Văn Cao đang sáng tác Trường ca sông Lô (năm 1947) khi ông 24 tuổi. Cố nhạc sĩ cũng được xem là cha đẻ của thể loại trường ca trong nền âm nhạc Việt Nam. Nói về Trường ca sông Lô, nhạc sĩ Phạm Duy đánh giá đây là một tác phẩm vĩ đại.
Bức ảnh nhạc sĩ bên piano được chụp bởi nhiếp ảnh gia Lê Quang Châu. Tác phẩm đoạt giải nhất Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam cuối thập niên 80. Chính tấm hình này sau đó tạo cảm hứng để nhà soạn nhạc đương đại người Mỹ Robert Ashley sáng tác nên bản solo cho piano mang tênVan Cao's Meditation vào năm 1992
Bức ảnh Văn Cao do nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán chụp vào khoảng năm 1990-1991. Đây là một trong 27 bức ảnh chụp tác giả Tiến quân cađược trưng bày trong cuộc triển lãm ảnh đầu tiên của nhiếp ảnh gia này.
Văn Cao cùng vợ chúc rượu bạn bè thân hữu, trong ảnh có nhà thơ Như Mạo.
Nhạc sĩ Văn Cao trên bìa tờ Đất Việt năm 1987.
Ông cùng những người bạn là họa sĩ Bùi Xuân Phái và Nguyễn Tuân. Bùi Xuân Phái cũng cùng số phận bị treo bút với Văn Cao trong thời kì nhân văn giai phẩm. Đến cuối thập niên 1980, nhờ chính sách đổi mới của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, các tác phẩm của họ cùng những nhạc sĩ tiền chiến khác mới được biểu diễn trở lại.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một chuyến thăm nhạc sĩ Văn Cao năm 1992 do nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán chụp.
Các văn nghệ sĩ đến thăm nhạc sĩ Văn Cao. Trong ảnh có nhạc sĩ Phạm Tuyên, Tổng biên tập báo Người Hà Nội Bế Kiến Quốc, nhạc sĩ Nguyễn Thuỵ Kha, nhà thơ Hữu Thỉnh, nhà văn Nguyễn Đình Thi.
Bút tích của Văn Cao trong cuốn sách tặng cho con trai Nghiêm Bằng năm 1994.
Theo TRI THỨC