Những hiện tượng thiên nhiên chưa có lời giải

DS Bài Viết

Tác Giả:

Bạn đã bao giờ nghe nói đến các hiện tượng tự nhiên như sấm sét vĩnh cửu, mưa cá hay thậm chí là mưa máu? Chúng đều có nguyên nhân của nó nhưng hiện các nhà khoa học vẫn đang “điên đầu” bởi lời giải thích thỏa đáng nhất, họ vẫn chưa tìm ra.

Cầu vồng lửa Idaho


Tại Idaho có một hiện tượng thiên nhiên kì thú, đó là cầu vồng lửa. Đây là một hiện tượng thiên nhiên cực kì hiếm gặp.

Theo giải thích, cầu vồng lửa Idaho hình thành khi mặt trời cao hơn bầu trời và cao hơn 58 độ so với đường chân trời. Khi đó, ánh sáng mặt trời đi xuyên qua các đám mây ở cao độ được hình thành từ các tinh thể hình lục giác. 

Sau đó, các ánh sáng đi qua các tinh thể hình lục giác sẽ bị khúc xạ, tạo ra những màu sắc mà chúng ta đang thấy.

Mưa cá

Vào tháng 5 – tháng 6, người dân tại tỉnh Departamento de Yoro, Honduras lại chứng kiến những trận mưa lớn với “hạt mưa” là những chú cá nhiều kích thước khác nhau.

Theo mô tả của người dân, hiện tượng mưa cá cũng giống với cảnh mưa bình thường: có mây đen, sấm chớp rồi mưa rơi.

Cơn mưa thường kéo dài 2 – 3 giờ liền. Sau khi tạnh, mặt đường, mái nhà, cây cối… đều có cá và người dân chỉ còn việc mang về nhà. Tuy vậy, nếu không nhặt hết cá, mùi hôi thối khủng khiếp sẽ bốc lên sau đó.

Sóng biển siêu dài Pororoca

Vào tháng 3 – tháng 5, người dân Brazil lại chứng kiến những con sóng siêu dài tràn vào sông Amazon. Đây được xem là những con sóng dài nhất thế giới.

Theo ghi nhận, những con sóng nơi đây cao tới 4 mét và tồn tại, di chuyển tiên tục trong nửa giờ. Thậm chí, người dân có thể nghe thấy tiếng sóng vỗ trước khi chúng đến 30 phút.

Vào mùa này, người dân bản địa tổ chức một giải lướt sóng chuyên nghiệp ở São Domingos do Capim. Giải lướt sóng này diễn ra hàng năm và thu hút rất nhiều tay lướt sóng hàng đầu châu lục, thậm chí là trên thế giới.

Mưa máu

Nếu như người dân Honduras có thể “thu hoạch” được “chiến lợi phẩm” sau mỗi trận mưa thì những người dân bang Kerala, Ấn Độ lại phải kinh hãi vì những trận mưa màu vàng, xanh, đen…

Những giải thích ban đầu từ khoa học cho biết, có một loại tảo cạn đã sinh ra lượng lớn bào tử và xen lẫn vào các cơn mưa. Tuy nhiên cũng đã có giả thiết cho rằng… do các vụ nổ thiên thạch ngoài vũ trụ.

 

Mặt trời đen

Từ tháng 3 đến giữa tháng 4, những người dân phía Tây Đan Mạch lại chứng kiến hàng triệu con sáo đá châu Âu (Sturnus Vulgaris) lại quần tụ thành một đám lớn. Người dân nơi đây gọi là hiện tượng mặt trời đen.

Những cư dân bản địa cho biết, những con sáo này đã di cư từ phương Nam. Những đồng cỏ sẽ là nơi chúng “nghỉ lại” qua đêm.

 

Sét Catatumbo

Sấm sét vĩnh cữu (Relámpago del Catatumbo hay sét Catatumbo) là hiện tượng kì lạ và có phần rùng rợn tại sông Catatumbo và hồ Maracaibo của Venezuela. Các nhà khoa học cho biết, nó xuất phát từ một tia chớp, sau đó lan sang các đám mây tích điện có chiều dài hơn 500 km, diễn ra 10 giờ/đêm và liên tục.

Mỗi giờ, có khoảng 280 lần sét đánh và có khoảng 1.176.000 lần phóng điện với cường độ lên đến 400.000 ampe mỗi năm. Chúng ta vẫn có thể nhìn thấy hiện tượng này ở khoảng cách 400 km.

Nguyên nhân ban đầu được cho là do sự va chạm của những cơn gió từ dãy Andes làm hình thành những cơn bão chứa sấm sét và chúng phóng điện qua hiện tượng ion hóa. Cộng thêm khí metan được tạo ra và bốc lên từ các đầm lầy, chúng khiến cơn bão như mạnh thêm, từ đó cường độ phóng điện cũng tăng.

 

 

Thu Hằng (Theo SKCĐ)