Tác Giả:
Theo sách xưa ghi lại, Tam Thiên Tự là do Ngô Thời Nhậm soạn và đã được khắc in vào cuối thế kỷ 18. Sau này được học giả Đoàn Trung Còn biên soạn, sao lục, Trí Đức Tùng Thư xuất bản lần đầu năm 1959.Nói là sách học chữ Nho vỡ lòng , nhưng đúng ra thì sách như là một quyển từ điển Hán Việt phổ thông, sách xưa của Ngô Thì Nhậm bên cạnh chữ Hán có chữ Nôm dịch nghĩa, sách của cụ Đoàn Trung Còn soạn đã bỏ bớt phần chữ Nôm, thay vào đó là chữ quốc ngữ, sau thêm cả chữ Pháp, nhìn chung là một quyển sách dạy Hán Nôm quá tốt.
Tam Thiên Tự bản Hán Nôm
Tên sách nghĩa đen là "ba ngàn chữ", xếp 3.000 chữ nho và nghĩa tiếng Việt của chúng, như một bài vè cực dài mỗi câu hai âm, khi đọc lên thì có vần dễ nhớ.
Sách bắt đầu với:
天 Thiên - trời
地 Địa - đất
舉 Cử - cất
存 Tồn - còn
子 Tử - con
孫 Tôn - cháu
六 Lục - sáu
三 Tam - ba
家 Gia - nhà
國 Quốc - nước
.............
Sách kết thúc với:
Tự - chữ
Từ - tờ
Sách có điểm yếu là các chữ sắp xếp không theo thứ tự gì, và ngay những chữ đầu tiên đã là những chữ nho khó đọc. Tuy nhiên, điểm yếu này không hề gì nếu học theo chữ quốc ngữ. Vì vậy, Tam thiên tự vẫn thông dụng và tới nay cũng còn nhiều người sử dụng.
Tam Thiên Tự (quyển nhất) của soạn giả Đoàn Trung Còn, bản in kỳ đầu (1959)
Tam Thiên Tự (quyển ba) của soạn giả Đoàn Trung Còn, bản in kỳ đầu (1963)
Một lỗi lầm trong Tam thiên tự cho tới nay vẫn còn ảnh hưởng, đó là định nghĩa chữ ngưu 牛. Tam thiên tự có đoạn Ngưu - trâu, Mã - ngựa, Cự - cựa, Nha - răng, ..... nên cho tới nay vẫn có nhiều người dịch ngưu 牛 là trâu và dịch thủy ngưu 水牛 là trâu nước, trong khi thực ra ngưu là bò và thủy ngưu mới là trâu.
Nguyễn Đương tổng hợp