Vì sao Nhật Bản không có người ăn xin?

DS Bài Viết

Tác Giả:

Hiện nay, tại Việt Nam, có rất nhiều ăn xin trên từng nẻo đường góc phố, đặc biệt nhất chính là những thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Hoặc đến khi gần dịp lễ Tết thì trước các chùa cũng xuất hiện đầy rẫy.


Vì sao người dân Nhật Bản dù nghèo đói nhưng không bao giờ đi ăn xin -  TRUNG TÂM NGUỒN NHÂN LỰC NHẬT BẢN MIKI

Ăn xin không chỉ đơn lẻ mà ăn xin theo băng nhóm, theo gia đình hoặc hơn thế là cả một dòng họ. Có những người là khổ thật sự nhưng có những người lại giả dạng để nhận được lòng thương, thậm chí có bài báo còn viết hơn 80% ăn xin tại Việt Nam là giả mạo. Không phải chê trách Việt Nam, hay đề cao nước Nhật, nhưng tôi muốn chia sẻ bài viết này ở đây để chúng ta suy ngẫm một câu hỏi. Có phải Việt Nam đang tồn tại rất nhiều người muốn sống dựa dẫm vào người khác? Còn tại sao nước Nhật lại không có ăn xin?

Câu chuyện được kể lại tại Nhật như sau: 

Trên đường về nhà, tôi bắt gặp một ông cụ, tôi chợt nhớ ngày mai là ngày đổ rác theo quy định, chắc hôm nay là một ngày bội thu của cụ. Cụ là một người già sống lang thang.

Theo một thống kê ở Tokyo có hơn 2000 người sông lang thang giống như ông. Mùa hè năm trước, tôi còn chứng kiến cả một gia đình lang thang sống dưới trụ cầu ở Edogawa. Trụ cầu có thể che mưa, nước sông có thể tắm giặt. Những ngôi nhà của họ thì dùng những miếng nhựa để dựng lên, nếu tốt thì có thêm máy phát điện cỡ nhỏ và một cái ti-vi… Một gia đình vô gia cư đã sống như thế.

Thường thì công việc của họ là nhặt ve chai, hoặc tập san bỏ đi trên các chuyến tàu. Họ thường nằm trong độ tuổi người già hoặc trung niên. Vì một số nguyên nhân khác nhau nên họ quyết định một cuộc sống lang thang như thế.

 

Vì sao dù nghèo đói nhưng người Nhật không bao giờ ăn xin? | STUDY in JAPAN


Chính phủ Nhật Bản có chính sách “cuộc sống bảo hộ” với những người nghèo khó. Chỉ cần bạn khó khăn trong cuộc sống là bạn có thể đến chính quyền địa phương xin hưởng chế độ “cuộc sống bảo hộ”. Những người hưởng “cuộc sống bảo hộ” như ở Tokyo hàng tháng được nhận 120.000 yên Nhật (khoảng hơn 22 triệu đồng), đủ chi cho ăn ở.

Nhưng có rất nhiều người sống lang thang từ chối nhận. Họ không muốn làm kẻ ăn xin, thì nói chi đến chuyện em bé bị bắt, đập gãy tay chân, rồi ép chúng đi xin tiền.

Theo như một nhà xã hội học ở Keio, Lý do vì sao Nhật Bản không có ăn xin là do:

Thứ nhất, vấn đề thể diện ở người Nhật cực cao, thà chết đói chứ không xin ăn.
Thứ hai, người Nhật đặc biệt khinh rẻ những kẻ không làm mà được hưởng 
Thứ ba, trong truyền thống văn hóa võ sĩ đạo có quan niệm: “ thà nghèo chứ không thể ngắn chí”.


Qua câu chuyện được kể lại, chúng ta thấy rằng. Thay vì, người Nhật không muốn đi ăn xin thì với Việt Nam, biệt đội này rất đông và lực lượng rất hùng hậu. Đồng thời, chúng ta còn củng cố cho lực lượng ăn xin ngày càng đông hơn bằng cách rủ lòng thương họ. 

Chúng ta đang làm một cách giúp đỡ rất sai chính là từ thiện. Đừng làm thế nữa mà hãy làm công tác xã hội đi mọi người. Cho người ta cái cần câu, chứ đừng bao giờ cho người ta con cá. Cần câu có thể giúp người ta vượt qua cuộc sống, còn con cá chỉ đủ để sống qua ngày mà thôi.

Tôi còn nhớ, ngày xưa ở một đoạn cầu gần nhà tôi, lúc trước chỉ có vài người ăn xin thôi! Nhưng bây giờ là la liệt giữa thành cầu. Chắc bởi họ thấy lợi vì không làm vẫn có ăn.

Nếu như nước Nhật có quan niệm tự họ có thể làm ra tiền, thì Việt Nam nếu chưa có thì hãy làm cách khác để giúp đỡ. Hãy cho họ một công việc hoặc ủng hộ để họ vươn lên, chứ nếu cứ mãi tiếp tục như thế thì chúng ta sẽ không tránh khỏi sự gia tăng của biệt đội “Cái Bang”, sự gia tăng của những đứa nhỏ bị bắt cóc, rồi bị ép lang thang xin tiền. 

Và mọi người nên nhớ là hãy sống vì một xã hội tự làm tự ăn, chứ đừng phát triển một xã hội mà con người chỉ biết dựa dẫm. Hãy gieo lòng tốt ở đúng chỗ cũng như gieo đúng cách để không phải hoài công.

 

Sưu tầm từ Internet